RSS

Cũng cần một điều như thế …

Gởi về miền yêu thương của tôi

Biết đâu được, hên xui thôi mà….
Vì thế cũng cần nên xem lại…cái nhìn của mình….

Đây là câu chuyện thật vì chúng tôi là…..

CŨNG CẦN MỘT ĐIỀU NHƯ THẾ !

Tôi nhận được một cuộc điện từ một người bạn ở rất xa, và tôi đã lần mò tìm đến thăm anh như đã được nhờ, cũng không khó lắm để tìm gặp anh vì đã có sự sắp xếp từ trước…..
Chúng tôi gặp nhau rất thân mật và như đã quen biết nhau từ lâu rồi.
Anh mới được chuyễn về đây, về lại chính nơi anh được sinh ra và lớn lên, sau những năm tháng dài tha phương tìm sinh kế và để chờ đón một sự ra đi như là sự chấp nhận của số phận nghiệt ngã.
Có lẽ anh đã trãi qua những ngày tháng dài đau khổ cho nên gần như đã quen và mọi sự sắp diễn ra với cuộc đời anh giống như hằng đêm anh đi vào giấc ngủ rất bình yên.
Sau đó tôi vẫn tiếp tục thỉnh thoảng ghé thăm và trò chuyện và tôi biết giây phút cuối không còn là bao xa khi anh đã quyết định từ chối điều trị.
Mọi chuyện kể như êm xuôi nhưng nhìn thẳng vào mắt anh nhiều lần tôi vẫn linh cảm một điều gì chưa thật sự an bình cho chuyến đi dài mà anh đã dày công chuẫn bị.
Sau cùng anh đã tỏ bày qua đôi mắt rưng rưng ngấn lệ.
Rằng anh sống hay chết là lẽ thường của con người vì ai cũng có số mệnh , anh không tiếc nuối và may là chưa vợ chưa con.
Nhưng giả sử nếu có làm điều gì đó dẫn đến nông nổi nầy thì cũng cam đành, đằng nầy chưa hề có một hành vi nào là có thể mà sao… mà sao… không ai giải thích giúp tôi…!!

Anh đã được tham vấn rất nhiều lần nhưng đây là điều anh còn bức rứt chưa giải toả được vì thế chắc có đi cũng chưa thật yên lòng nhắm mắt.

Tôi tin anh vì đối với người sắp đi xa không còn chi phải giả dối và hơn thế, ánh mắt anh nhìn tôi cũng đủ nói lên điều đó.
Tôi ra về mà lòng nghe nặng trĩu những ưu tư vì chưa giúp anh điều anh còn thắc mắc.
Rồi vài hôm sau tôi đến, lần nầy tôi phải nói những gì cần thiết nhất với mong muốn duy nhất giúp anh có thể thanh thản trong tâm hồn.
Tôi hỏi anh là anh đã từng đi cắt tóc ở ngoài tiệm bất kỳ?
Anh có vẽ không bằng lòng và cho biết rằng chưa hề có một thợ cắt tóc nào làm đứt da mặt anh và lần nào cũng dùng lưỡi dao mới!
Tôi vội trấn an là tôi hoàn toàn không nói đến việc đó và tôi hỏi tiếp anh rằng sau khi được cạo mặt anh cảm giác thế nào nếu tiếp xúc với nước hoặc cồn? …
Rát? …Và cho anh biết thêm rằng lớp da bảo vệ đã bị tổn thương sau khi được cạo mặt và đây là chính là cửa ngỏ để virus HIV xâm nhập nếu một nghìn lần có một và… hên xui thôi nhé!
Nếu trước đó vô tình người thợ cắt tóc đã cạo mặt và mác xa mặt cho người có HIV.
Huyết tương mà mắt thường khó nhìn thấy được sẽ nằm trong những nếp kẽ tay người thợ khi mác xa mặt…. và trong thời gian đủ để vi rút chưa bị tiêu diệt thì anh đến ….vi rút sẽ từ kẽ tay của thợ truyền sang anh qua các tổn thương sau khi cạo mặt trong lúc mác xa mặt !
Điều nầy chắc chắn là có thể ! Và biết đâu anh đã rơi vào trường hợp như thế !
Nghe đến đây anh vội chìa tay ra và bắt tay tôi thật chặc và giữ rất lâu , tôi nhìn anh và thấy anh cười rất tươi….
Hai hôm sau tôi được tin anh đã ra đi và được biết anh đi rất thanh thản trên môi còn lưu lại nụ cười mãn nguyện.

Minh Tran
Love and Server Group

 

Nhãn:

Những quảng cáo hài hước về bao cao su

Dù là mặt hàng nhạy cảm nhưng các hãng sản xuất bao cao su luôn biết cách truyền tải những thông điệp thú vị đến khách hàng với nhiều hình ảnh ví von sáng tạo.

Quảng cáo của Condomshop.ch ví việc không sử dụng bao cao su như người lính ra trận không mặc áo giáp, hay lính cứu hỏa quên đồ bảo hộ vậy.

Quảng cáo của Condomshop.ch ví việc không sử dụng bao cao su như người lính ra trận không mặc áo giáp, hay lính cứu hỏa quên đồ bảo hộ vậy.

Còn thông điệp được gửi tới với hình ảnh trái chuối bóc vỏ này của HuanXiTang là "mỏng đến không ngờ".

Còn thông điệp được gửi tới với hình ảnh trái chuối bóc vỏ này của HuanXiTang là “mỏng đến không ngờ”.

Phụ nữ thường rất thích chocolate và nhiều người đã phát phì do không thể kiềm chế nổi mình. Cách ví von của Chocolate Condoms thực sự rất thú vị.

Phụ nữ thường rất thích chocolate và nhiều người đã phát phì do không thể kiềm chế nổi mình. Cách ví von của Chocolate Condoms thực sự rất thú vị.

 Quảng cáo loại bao cao su ngoại cỡ của Durex thực sự mang tính hình tượng.

Quảng cáo loại bao cao su ngoại cỡ của Durex thực sự mang tính hình tượng.

Quang_cao_bcs (5)

Bạn sẽ lựa chọn thế nào? Một chiếc Durex chỉ tốn 2,5 USD hay một chiếc xe đẩy có giá tới 217 USD?

Bạn sẽ lựa chọn thế nào? Một chiếc Durex chỉ tốn 2,5 USD hay một chiếc xe đẩy có giá tới 217 USD?

Sản phẩm của Reaper đã biến thành trái chuối khiến thần chết trượt chân. Đây là thông điệp được tung ra trong ngày thế giới chống bệnh AIDS mùng 1 tháng 12.

Sản phẩm của Reaper đã biến thành trái chuối khiến thần chết trượt chân. Đây là thông điệp được tung ra trong ngày thế giới chống bệnh AIDS mùng 1 tháng 12.

Thông điệp mà MTV gửi đến các quý cô: Tình dục giống như viên đạn và hãy yêu cầu đối tác đeo bao cao su.

Thông điệp mà MTV gửi đến các quý cô: Tình dục giống như viên đạn và hãy yêu cầu đối tác đeo bao cao su.

"Tình yêu là mù quáng" - Durex sử dụng ký tự cho người khiếm thị để minh họa cho loại bao cao su có chấm của mình.

“Tình yêu là mù quáng” – Durex sử dụng ký tự cho người khiếm thị để minh họa cho loại bao cao su có chấm của mình.

"Thể thao giúp bạn khỏe mạnh hơn" - Hãng ELASUN sử dung hình ảnh sản phẩm như chiếc rổ trong bộ môn được giới trẻ yêu thích.

“Thể thao giúp bạn khỏe mạnh hơn” – Hãng ELASUN sử dung hình ảnh sản phẩm như chiếc rổ trong bộ môn được giới trẻ yêu thích.

 "Hãy đi đủ 3 chiếc giày" - thông điệp của hãng King Size.

“Hãy đi đủ 3 chiếc giày” – thông điệp của hãng King Size.

Có bao cao su, sự logic trở nên vô nghĩa

Siêu mỏng

Một kế hoạch gia đình hoàn hảo

Tăng cường sức khỏe

 

Nhãn:

Teen thủ dâm sợ nhiễm HIV

Sau khi thủ dâm em thấy ít tinh trùng dính trên ngón tay. Em đã rửa sạch tay nhưng vài phút sau lại dùng tay đó dụi mắt. Gần đây em cảm thấy sức khỏe suy giảm, ngứa khắp người. Có phải em bị HIV rồi không? (Toàn).

Năm nay em 18 tuổi, bị bệnh thủ dâm. Em đang rất lo lắng khi cảm thấy sức khỏe suy giảm, sụt cân và hay sốt nhẹ, ngứa ở tay chân, đùi và đầu gối. Cho em hỏi có phải đó là triệu chứng của HIV không? (Trung Toàn).

thudam-jpg-1363071973_500x0.jpg
Ảnh minh họa: hoancau.

Trả lời:

Tôi xin xác minh lại đôi chút về khái niệm “thủ dâm”. Đó là hành vi kích thích vào cơ quan sinh dục, thường là những điểm cực khoái nhằm đạt được sự thỏa mãn tình dục. Thủ dâm có thể bằng tay hay kết hợp với các dụng cụ hỗ trợ. Thủ dâm cũng có thể do tự thực hiện hay bởi người khác thực hiện (thủ dâm lẫn nhau).
Xét trong sự đa dạng về mặt tình dục, thủ dâm là khá phổ biến và có những giá trị tích cực nhất định nếu sử dụng đúng cách như giải tỏa ham muốn, tránh các hành vi “quá đà”. Thêm vào đó, thủ dâm còn được xem là một biện pháp tình dục an toàn với các giá trị tích cực như ngừa thai và dự phòng các bệnh lây truyền qua đường quan hệ tình dục. Như vậy, về bản chất, thủ dâm không sai, không nên bị quy kết là bệnh.
Tuy nhiên, lạm dụng hành vi này sẽ có những ảnh hưởng nhất định lên sức khỏe, tâm lý hay thậm chí ảnh hưởng đến chuyện chăn gối sau này. Cũng như phim sex, ma túy, thủ dâm có thể gây nghiện.
Như đã đề cập, thủ dâm được xem là hành vi tình dục an toàn. Còn HIV là bệnh lây, cần có nguồn lây nhiễm là người nhiễm. Nếu tự thủ dâm, bạn hoàn toàn yên tâm là không ai có thể lây bệnh này cho bạn. Trường hợp thủ dâm lẫn nhau, khả năng lây của hành vi này rất thấp. Đúng là HIV có thể lây nếu dây nhiễm vào niêm mạc mắt, nhưng theo mô tả của bạn, nguy cơ này càng giảm đi sau khi bạn rửa tay kỹ.
Nói tóm lại, tình huống của bạn không được kể là “phơi nhiễm có ý nghĩa” nên khả năng nhiễm HIV rất ít, bạn không nên quá lo lắng.
Với các triệu chứng bạn mô tả, theo tôi, bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Bạn cũng có thể làm xét nghiệm HIV nếu vẫn còn hoang mang.
Thân ái!
Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Sức khỏe Nam giới
 

Nhãn:

Thử nghiệm vắc-xin mới điều trị HIV-AIDS

(Dân trí) – Việc nhân rộng các thử nghiệm vắc-xin phòng chống HIV-AIDS đang mang lại cho hàng triệu bệnh nhân niềm hy vọng về khả năng tạm dừng các đợt điều trị mà không gây rủi ro.

Một vắc-xin mới điều trị AIDS, được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ của Erwann Loret, Giám đốc Phòng thí nghiệm Sinh học Timone (CNRS Marseille) thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, đang được thử nghiệm trên 48 tình nguyện viên nhiễm HIV. Vắc-xin điều trị chỉ có tác dụng khi được hỗ trợ sớm cho bệnh nhân đang được kiểm soát tốt bởi một trị liệu chọn lọc và trước khi toàn bộ hệ thống miễn dịch của họ bị phá hủy bởi HIV.
Sau công bố này, thông tin ngay lập tức được lan rộng và như mọi khi đã tạo nên một làn sóng hy vọng mới ở những bệnh nhân HIV. Để tránh những mong chờ thái quá, Cơ quan nghiên cứu AIDS của Pháp (ANRS) đã tổ chức khẩn cấp một cuộc họp hội nghị quốc gia qua điện thoại để đánh giá về vắc-xin mới này.
“Đây là thử nghiệm vắc-xin thứ tư tôi nhận được lời đề nghị hỏi ý kiến kể từ ngày 01 tháng 12”, giáo sư Jean-François Delfraissy, người đứng đầu ANRS nói. Ông cũng cho biết thêm rằng có 25 cuộc thử nghiệm vắc-xin trên toàn thế giới đã và đang được tiến hành, với tỉ lệ 60%và 40% lần lượt cho mục đích phòng ngừa và điều trị.
“Sau khi thu được một số kết quả khả quan trên khỉ, vắc-xin mới này sẽ được thử nghiệm bước đầu tiên ở người, giai đoạn này là cần thiết để xác định liều lượng cần thiết và, quan trọng nhất, tính dung nạp của sản phẩm”. Chuyên gia này nhấn mạnh thêm : “Hiện nay, với vắc xin điều trị, vấn đề dung nạp thuốc luôn là rất quan trọng”.
Một khi thu được các bằng chứng đáng tin cậy về tính an toàn của vaccin mới này, giai đoạn thứ hai sẽ được tiến hành (dự kiến vào năm 2014) trên hai nhóm bệnh đang được kiểm soát điều trị tốt: một nhóm nhận được vắc-xin và nhóm khác dùng giả dược. Sau đó, điều trị được tạm ngừng và để đánh giá hiệu quả thuốc, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát xem liệu vắc-xin có làm chậm quá trình nhân đôi của vi-rút HIV ở nhóm tiêm phòng hơn nhóm kia không. “Đây là chiến lược thử nghiệm cổ điển”, giáo sư Delfraissy nhận xét. “Một vắc-xin khác mà chúng tôi thử nghiệm gần đây đã được thông qua giai đoạn này (trung bình kéo dài 3 tuần) được 3 tháng”.
Vắc-xin mới có cơ chế hoạt động mới, nhưng có hẳn sẽ tốt hơn những vắc-xin cùng mục tiêu đã và đang được nghiên cứu? Hãy chờ câu trả lời của tương lai. Hy vọng rằng ít nhất 1/12 ứng viên đang được thử nghiệm sẽ tạo ra một bước tiến đáng kể trong phòng chống HIV-AIDS. Nói cách khác, chúng ta hy vọng có một sản phẩm sẽ giúp bệnh nhân tăng cường hệ thống miễn dịch đủ để ngăn chặn sự nhân lên của vi rút trong cơ thể (nếu không thể tiêu diệt chúng).
Vắc-xin mới này đã được báo cáo tại Đại hội quốc tế 19 về AIDS ở Washington hồi tháng 7/2012.
Hà Nhiên
Theo Lepoint
 

Nhãn:

Chuyện bao cao su: Nhà nghỉ “nóng” hơn khách sạn

Thực tế cho thấy các nhà nghỉ mới là nơi số lượng và tần suất các hành vi tình dục diễn ra nhiều vì nhà nghỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu “nghỉ mà không nghỉ”.

Báo Tuổi Trẻ ngày 5/3 đưa tin “Đặt bao cao su trong phòng ngủ của tất cả khách sạn”, và cho biết đây là một trong những trọng tâm năm 2013 của công tác phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS tại TP.HCM. Đây là việc làm cần thiết, nhưng theo chúng tôi vẫn chưa đủ.

 Chuyện BCS: Nhà nghỉ "nóng" hơn khách sạn

Nên mở rộng tính sẵn có của bao cao su đến tất cả các nhà nghỉ (Ảnh minh họa)

Còn nhớ mấy năm trước đi dự hội nghị khoa học được tổ chức tại khu nghỉ mát. Khi thấy khăn tắm của khách sạn có thêu biểu tượng bao cao su OK với dòng chữ “Yêu để sống – Sống để yêu” màu đỏ nổi bật trên nền khăn bông trắng, tôi nói với các đồng nghiệp rằng: “Đây là một cách truyền thông tốt, chuyển tải thông điệp bảo vệ sức khỏe tình dục”. Tiếc rằng khách sạn đó chỉ “nói” tốt nhưng lại không “làm” tốt. Bởi vì, trong phòng ngủ khách sạn này không sẵn có bao cao su. Nếu du khách đến đây, ngẫu hứng yêu đương thì không có biện pháp an toàn phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Việc TP.HCM chủ trương năm 2013 “đặt bao cao su trong phòng ngủ của tất cả khách sạn” là một việc làm hay. Nhờ tính sẵn có của bao cao su mà những người đến khách sạn nếu có nhu cầu tình dục thì đã có sẵn phương tiện phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, kể cả HIV/AIDS.

Mặc dù vậy, chúng tôi cho rằng nếu chỉ dừng ở việc “tất cả khách sạn” ở TP.HCM có sẵn bao cao su trong phòng ngủ, thì chưa đủ để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo chúng tôi, nên mở rộng tính sẵn có của bao cao su đến tất cả các nhà nghỉ trên địa bàn TP.HCM.

Thực tế cho thấy các nhà nghỉ mới là nơi số lượng và tần suất các hành vi tình dục diễn ra nhiều vì nhà nghỉ chủ yếu đáp ứng nhu cầu “nghỉ mà không nghỉ” của các đôi lứa yêu nhau và cũng là nơi có hành vi tình dục không lành mạnh (mua bán tình dục). Nhìn từ phương diện xã hội học, mức độ rủi ro của khách hàng ở nhà nghỉ thường cao hơn so với khách hàng của các khách sạn.

Các khách sạn, nhất là khách sạn 3 đến 5 sao, khách hàng thường thuộc tầng lớp trung lưu trở lên, họ đi công tác, du lịch với vợ hoặc người yêu, nếu có đi một mình thì cũng ít có thể thực hiện hành vi tình dục không lành mạnh (ngoại trừ các khách sạn có cung ứng dịch vụ tình dục). Với các nhà nghỉ thì ngược lại, là nơi hẹn hò, trao đổi tình dục, nhiều nhà nghỉ chức năng môi giới tình dục lại là chính để thu hút khách và tăng thu nhập.

Vì vậy, nên chăng cần “đặt bao cao su trong phòng ngủ của tất cả các nhà nghỉ và khách sạn” thay vì chỉ “đặt bao cao su trong phòng ngủ của khách sạn” như chủ trương của lãnh đạo TP.HCM?

Thêm nữa, để tính sẵn có của bao cao su trong phòng ngủ của các nhà nghỉ, khách sạn phát huy hiệu quả, cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông ngoài xã hội và trong từng khách sạn, nhà nghỉ để người dân, du khách biết và thực hiện. Đồng thời, sau một thời gian triển khai thực hiện nên có sơ kết rút kinh nghiệm, khen thưởng những khách sạn, nhà nghỉ làm tốt công tác phòng, chống mại dâm, HIV/AIDS tại TP.HCM.

PGS.TS Hoàng Bá Thịnh

(Theo Tuổi trẻ)
 

Nhãn: ,

Mỹ: Chữa thành công trẻ sơ sinh nhiễm HIV

Một em bé sinh ra đã mang virus HIV ở bang Mississippi có vẻ đã được chữa khỏi, các nhà khoa học vừa cho biết hôm 3/3. Em bé đến nay đã ngừng uống thuốc và không còn dấu virus còn tồn tại trong cơ thể.

Mỹ: Chữa thành công trẻ sơ sinh nhiễm HIV

TS. Deborah Persaud tại Đh Johns Hopkins là thành viên nhóm điều trị cho bé sơ sinh mang HIV

Cho tới nay các bác sĩ chưa thể đảm bảo em bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh, dù nhiều thí nghiệm cho thấy chỉ còn rất ít dấu hiệu của virus. Nếu hoàn toàn thành công, đây là sẽ là trường hợp thứ hai trên thế giới thoát khỏi virus gây nên căn bệnh thế kỷ.

Tại cuộc họp lớn ở Atlanta hôm 3/3, các chuyên gia đưa ra một vài manh mối hứa hẹn chữa trị cho trẻ em bị nhiễm HIV từ lúc vừa sinh ra, đặc biệt ở các nước châu Phi, nơi đang có rất nhiều em bé sinh ra phải mang theo virus từ mẹ.

“Có thể gọi đây là bước tiến gần hơn bao giờ hết đến giai đoạn chữa trị thành công”, TS. Anthony Fauci ở Viện sức khỏe quốc gia, người hiểu tường tận về nghiên cứu trên, phát biểu.

Sau khi được xác nhận HIV từ khi vừa sinh ra, em bé nói trên được điều trị bằng phương pháp nhanh hơn, mạnh hơn thông thường, được truyền kết hợp 3 loại thuốc trong vòng 30 giờ đồng hồ sau khi sinh.

Người mẹ không biết mình mang HIV cho tới khi sắp sinh nở. “Điều đó nghĩa là em bé này có nguy cơ lớn hơn bình thường và cần được điều trị tốt nhất,” TS. Hannah Gay, chuyên gia về HIV ở ĐH Mississippi, nói.

Quá trình điều trị nhanh chóng rõ ràng đã đẩy lùi HIV ra khỏi máu của em bé trước khi virus có thể hình thành nơi ẩn nấp trong cơ thể. Cái gọi là tổ tế bào ngủ có thể tấn công cơ thể người bệnh rất nhanh nếu ngừng uống thuốc, TS. Deborah Persaud ở Trung tâm nhi thuộc ĐH Johns Hopkins, nói.

TS. Persaud cho biết em bé đã được chữa trị thành công về mặt chức năng, nghĩa là có khả năng thuyên giảm lâu dài ngay cả khi mọi dấu vết của virus HIV chưa biến mất hoàn toàn.

Bước tiếp theo, nhóm của TS. Persaud dự định sẽ thực hiện nghiên cứu để chứng minh phương pháp điều trị tích cực hơn đối với nhóm trẻ mang nguy cơ cao này. “Có lẽ chúng tôi sẽ đạt tới giai đoạn ngăn chặn hoàn toàn tổ tế bào ngủ”, TS. Persaud nói.

TS. Fauci nhấn mạnh không ai được ngừng uống thuốc chống AIDS sau khi thấy trường hợp này thành công.

Nhưng điều đó “mở ra nhiều cửa” để nghiên cứu xem những trẻ em khác có khả năng điều trị được hay không.

Nghiên cứu trên cho thấy trẻ sơ sinh có nguy cơ cao tốt nhất là phải được điều trị ngay từ lúc mới sinh ra.

Năm 2011, khoảng 300.000 trẻ em sinh ra đã nhiễm HIV, hầu hết ở các nước nghèo, nơi chỉ khoảng 60% phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị để tránh truyền virus sang bào thai. Tại Mỹ, những trường hợp như vậy rất ít xảy ra vì phụ nữ mang thai thường xuyên được xét nghiệm và điều trị trong quá trình mang thai.

Trước đây, trường hợp duy nhất được coi là thoát khỏi virus gây bệnh AIDS hoàn toàn là người được thay tủy hiến tặng. Người hiến tặng là một trong những người rất hiếm có khả năng miễn dịch tự nhiên đối với HIV. Anh Timothy Ray Brown ở San Francisco đến nay đã không cần điều trị gì thêm sau 5 năm được cấy ghép.

Trúc Quỳnh (theo AP) (Khampha.vn)
 

Nhãn:

Hoa hậu HIV Việt Nam đầu tiên, giờ ra sao?

Mang trong mình căn bệnh HIV gần chục năm, Trần Thị Huệ vẫn khỏe mạnh, tràn đầy sức sống và lúc nào cũng tươi cười rạng rỡ.

Huệ sinh năm 1983, quê xã Chính Kỳ, huyện Lý Nhân, Hà Nam. Cô đoạt giải cao nhất cuộc thi Hoa hậu “Dấu cộng duyên dáng” 2010 dành cho những người phụ nữ bị nhiễm HIV.

Chồng và con trai nhỏ đều nhiễm HIV

Là con thứ 3 trong một gia đình nhà nông, cái nghèo buộc chị phải nghỉ học từ lớp 9, lên Hà Nội mưu sinh với gánh hàng rong. Ở đây, chị đã gặp được anh, người con trai cùng xã Chính Kỳ làm nghề xe ôm, hơn chị 10 tuổi.

Trần Thị Huệ ngày đăng quang Hoa hậu Dấu cộng duyên dáng 2010

Năm 2001, họ kết hôn, rồi Huệ sinh con trai đầu lòng. Nhưng hạnh phúc thật ngắn ngủi, khi con trai chị được 2 tuổi, sau một trận ốm cháu bị câm điếc, từ đấy chưa kịp gọi một tiếng “mẹ” yêu thương. Vượt qua nỗi khổ đau thất vọng, chị cùng chồng cần mẫn làm lụng để trang trải cuộc sống. Nhưng rồi số phận lại một lần nữa trêu ngươi Huệ.

Năm 2005, vợ chồng chị sinh tiếp đứa thứ hai, khi cháu được 13 tháng tuổi thì chồng đổ bệnh. Mồng 8 Tết năm 2006, hai vợ chồng tất tưởi lên BV Bạch Mai (Hà Nội) làm thủ tục xét nghiệm, kết quả dương tính. Đứa con thứ hai còn ẵm ngửa của anh chị cũng có HIV.

Huệ nhớ lại nói: “Lúc đó, em đứng đờ ra như người mất trí, không tin vào sự thật. Khi biết mình cũng bị nhiễm, em sợ bố mẹ sẽ không thể chịu đựng được nên đã giấu kín. Chị gái em cũng bị nhiễm H từ chồng nên bố mẹ em đã rất buồn”.

Mãi tới khi Huệ bị ốm phải vào viện, bố mới biết. Một thời gian dài, cả gia đình chị chìm trong nỗi buồn. “Bố là người cũng rất hay khóc, nhưng khi nhìn thấy mình ốm, bố chỉ nói “mọi gánh nặng bố mẹ đều có thể gánh cho con nhưng bệnh mang trong mình con, bố mẹ muốn gánh cũng không được.

Tháng 10/2007, Huệ đưa cả chồng và con thứ hai vào miền Nam, thuê một phòng trọ ở Thủ Đức, ngày ngày đi khắp các con phố Sài Gòn để bán bong bóng. Thu nhập từ bán bong bóng may mắn thì có ngày chị được 100.000 đồng nhưng chi phí tiền nhà, ăn ở, tiền thuốc của vợ chồng… khiến Huệ nhiều khi kiệt sức. Riêng tiền thuốc của anh mỗi tháng đã 1- 2 triệu đồng. Nhiều khi bị cảm sốt, cầm tiền đi mua thuốc cho chồng mà Huệ không dám mua một viên thuốc cảm cho mình.

Huệ kể: “Thời gian đầu uống thuốc ARV, cơ thể mình đau ê ẩm, ngồi không ngồi được, nằm không nằm được, nhưng hàng ngày vẫn phải đi bán bong bóng. Có khi sốt nóng sốt rét, đi bán xa hàng chục cây số chưa bán được đồng nào nên không dám về nhà”.

Ở trong Nam được gần nửa năm, Huệ cùng chồng con quay ra Hà Nam. Cuộc đời của chị tiếp tục những chuỗi ngày bất hạnh cho đến năm 2008, người chồng ra đi mãi mãi.

Tình yêu chắp cánh

Tháng 7/2009, tại một khóa học về kỹ năng thuyết trình cho tuyên truyền viên đồng đẳng về nhiễm HIV ở Hà Nội, chị gặp anh Nguyễn Hồng Nghĩa. Từ đó, hai người sau đấy thường xuyên liên lạc qua điện thoại. Họ an ủi nhau bởi những câu chuyện đời cùng cảnh ngộ.

Với Huệ, hạnh phúc là đứa con nhỏ cô đang ôm trong tay và chồng khỏe mạnh, không bị căn bệnh HIV “hành”.

Anh Nghĩa, nhiều năm chán chường khi phát hiện mình nhiễm HIV, lần đầu tiên cảm thấy cuộc sống mình khác đi vì tình yêu với chị.

“Mẹ rất xúc động khi biết con trai mình hình như đã có tình yêu”, chị Huệ nhớ lại. Nỗi nhớ nhung quá lớn, anh Nghĩa xin mẹ vào Sài Gòn và cũng mong được gần người con gái đã làm cuộc sống của mình có ý nghĩa. Mẹ anh không do dự khi tin vào hành trình đi tìm tình yêu của con.

Giữa Sài Gòn, Huệ hướng dẫn anh đi bán bong bóng trên khắp những nẻo đường. Anh Nghĩa trước vốn được nuông chiều, lần đầu tiên bươn bả suốt ngày trên những con đường đầy khói bụi, kiếm từng đồng tiền lẻ khiến anh càng khâm phục Huệ hơn. Họ quyết định về sống trong một gia đình vào tháng 1/2010.

Hiện tại, Nghĩa làm lái xe, còn Huệ làm tuyên truyền viên có lương của Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ Hà Nội. Để trang trải cuộc sống, chị đi làm thêm cho một quán cơm văn phòng. Hai vợ chồng chỉ có chung một chiếc xe nên mỗi sáng đưa con đi học ở trường câm điếc Xã Đàn, đưa chồng đến chỗ làm, chị mới đến quán cơm làm đến 2 – 3 giờ chiều.

Chiều về chị đi tiếp cận tuyên truyền đồng đẳng đến 10h tối. Thời gian này, công việc quá nhiều, sức khỏe lại yếu nên chị nghỉ làm ở quán cơm.

Hiện nay, hạnh phúc với Huệ là “Cháu bé đang sống chung với HIV nhưng rất may, sức khỏe của cháu rất tốt. Anh Nghĩa và em vẫn khỏe mạnh, không có biểu hiện gì là của người mắc bệnh cả”, cô nói.

Theo Đất Việt

 

Nhãn:

Hướng tới không còn người nhiễm mới HIV

Ngày 1/12 hàng năm được chọn là Ngày Thế giới phòng, chống AIDS. Đây là dịp để cộng đồng quốc tế cùng nâng cao nhận thức và thể hiện tinh thần đoàn kết trong việc đối mặt với đại dịch này.

ngày ahiv

Đây cũng là dịp để các đối tác tuyên truyền kiến thức về đại dịch này và khuyến khích sự phát triển trong phòng chống HIV/AIDS, điều trị và chăm sóc ở những nước có tỉ lệ nhiễm cao và trên toàn thế giới.

Chương trình phối hợp của Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã chính thức chọn chủ đề chung cho các Chiến dịch Phòng, chống AIDS toàn cầu trong giai đoạn 2011-2015 là “Geting to zero” nghĩa là “Hướng tới mục tiêu ba không: không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS”.

Chiến dịch phòng, chống AIDS của Liên hợp quốc tập trung vào mục tiêu “Không còn người tử vong do AIDS” là tăng cường các hoạt động điều trị cho người nhiễm, kêu gọi các chính phủ cùng hành động.

Báo cáo mới nhất do Chương trình Phối hợp Liên hợp quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) công bố cho thấy nỗ lực đấu tranh phòng chống HIV/AIDS đã thu được những kết quả tích cực chưa từng có. Theo đó, số lượng các ca nhiễm mới đã giảm hơn 50% trong 25 quốc gia có thu nhập thấp hay trung bình, trong đó hơn một nửa là ở châu Phi cận Sahara, khu vực khó khăn vốn chịu tác động nặng nề nhất bởi virus HIV.

Ở một số nước vốn có tỉ lệ người nhiễm HIV cao nhất trên thế giới, số lượng các ca nhiễm HIV mới cũng đã giảm đáng kể từ năm 2001, như: 73% ở Malawi, 71% ở Botswana, 68% ở Namibia, 58% Zambia, Zimbabwe 50% và 41% ở Nam Phi và Swaziland.

Bên cạnh những kết quả tốt đẹp thu được về dự phòng HIV, khu vực châu Phi cận Sahara cũng đã giảm được 1/3 số ca tử vong liên quan đến AIDS trong vòng 6 năm qua và tăng 59% số lượng người được điều trị kháng virus chỉ trong vòng 2 năm.

Các tiến bộ đã đạt được với tốc độ nhanh chưa từng có. Thực tế cho thấy, những kết quả đã đạt được trong vòng 24 tháng qua có giá trị bằng của cả thập kỷ trước đó. Có thể lấy Nam Phi làm minh chứng khi quốc gia này đã mở rộng được diện điều trị thêm 75% chỉ trong vòng 2 năm qua – đã giúp 1,7 triệu người có thể được điều trị và làm giảm hơn 50.000 trường hợp nhiễm mới chỉ trong 2 năm. Trong thời gian này, Nam Phi cũng đã tăng cường các khoản đầu tư phòng chống AIDS của quốc gia lên đến 1,6 tỷ USD, mức cao nhất trong số các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Theo báo cáo của UNAIDS, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chia sẻ trách nhiệm chung thông qua việc gia tăng các khoản đầu tư của quốc gia mình. Chỉ trong giai đoạn năm 2001-2011, đã có hơn 81 nước tăng đến 50% lượng đầu tư cho công tác phòng chống HIV.

Giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới ở trẻ em

Lĩnh vực có nhiều tiến bộ nhất được ghi nhận, đó là việc giảm tỷ lệ nhiễm HIV mới ở trẻ em. Trong 2 năm qua, đã giảm 50% số lượng các ca nhiễm HIV mới trên thế giới xảy ra ở trẻ sơ sinh. Cũng trong 2 năm qua, số lượng các ca nhiễm HIV mới ở trẻ em đã giảm 24%. Trong 6 quốc gia – Burundi, Kenya, Namibia, Nam Phi, Togo và Zambia – số lượng trẻ em bị nhiễm HIV mới đã giảm ít nhất 40% vào giai đoạn giữa năm 2009 và 2011.

Giảm tỷ lệ tử vong do AIDS

Cũng theo báo cáo vừa được UNAIDS công bố, điều trị kháng virus đã nổi lên như một công cụ hiệu quả để cứu lấy các sự sống thoát khỏi HIV/AIDS. Trong 24 tháng qua, số lượng người được điều trị ARV đã tăng 63% trên toàn thế giới. Tại khu vực châu Phi vùng Sahara, 2,3 triệu người đã được điều trị. Trung Quốc cũng đã tăng gần 50% số người được điều trị chống lại HIV trong năm ngoái.

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2011, số người tử vong do AIDS đã giảm hơn 500.000 người. So với năm 2005, số ca tử vong có liên quan đến HIV/AIDS đã giảm xuống 100.000 tại Nam Phi, gần 90.000 ở Zimbabwe, 71.000 ở Kenya và 48.000 ở Ethiopia.

Những bước phát triển rất ấn tượng cũng đã được ghi nhận trong việc giảm các ca tử vong liên quan đến bệnh lao của những người sống chung với HIV. Trong 24 tháng qua, số ca tử vong do bệnh lao liên quan đến AIDS đã giảm được 13%. Kết quả này đạt được là nhờ vào tốc độ tăng kỷ lục 45% số lượng người bị đồng nhiễm lao/HIV có thể được tiếp cận điều trị ARV.

Đầu tư được tăng cường

Trong thời gian vừa qua, mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của cuộc khủng hoảng kinh tế, song hầu hết các quốc gia vẫn chú trọng tới công tác phòng chống HIV/AIDS, thể hiện qua việc tăng cường đầu tư phân bổ cho công tác này.

Trong năm 2011, lần đầu tiên, lượng đầu tư của quốc gia ở các nước có thu nhập thấp và trung bình vượt quá các khoản tài trợ quốc tế cho cuộc chiến toàn cầu chống HIV. Tuy nhiên, viện trợ quốc tế vẫn được xem là một nguồn lực cần thiết cho nhiều quốc gia. Tại 26 trong số 33 quốc gia thuộc khu vực châu Phi cận Sahara, khoản ủng hộ của các nhà tài trợ hỗ trợ chiếm tới hơn một nửa các khoản đầu tư được phân bổ cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Trong đó, Mỹ đóng góp 48% tổng lượng viện trợ quốc tế dành cho cuộc chiến chống lại virus HIV và một phần đáng kể được cung cấp bởi Quỹ toàn cầu chống lại bệnh AIDS, lao và sốt rét.

Còn đó những khó khăn

Mặc dù không thể phủ nhận những tiến bộ đạt được trong việc hạn chế số người nhiễm HIV mới, song thực tế trong những năm gần đây, một số vùng trên thế giới vẫn ghi nhận xu hướng gia tăng. Hiểu biết của người dân về HIV còn hạn chế. Theo các điều tra gần đây nhất ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, chỉ có 24% phụ nữ trẻ và nam giới trẻ trả lời chính xác 5 câu hỏi về các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV và phản đối những quan niệm sai lầm về lây nhiễm HIV. Nhận thức và kiến thức về HIV thấp sẽ tiếp tục là những thách thức toàn cầu trong những năm tới trong việc kiểm soát sự lây nhiễm HIV.

Thêm vào đó, trên thế giới, đến nay, vẫn còn một tỷ lệ không nhỏ số người đủ tiêu chuẩn điều trị ARV vẫn chưa tiếp cận được với các thuốc có ý nghĩa sống còn này đối với họ. Do vậy để thực hiện được mục tiêu không còn người tử vong do các nguyên nhân có liên quan đến AIDS thì giải pháp tăng cường sự tiếp cận của người nhiễm HIV/AIDS với các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS đóng vai trò quan trọng.

Hơn nữa, đằng sau những thành tựu bước đầu ghi nhận được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, vẫn còn đó tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến nhiễm HIV/AIDS tại tất cả các quốc gia trên thế giới. Nhiều quốc gia vẫn còn những quy định cấm những người nhiễm HIV nhập cảnh và cư trú hoặc tồn tại tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo hành giới liên quan đến HIV/AIDS… Có thể khẳng định rằng, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến những người có hành vi nguy cơ cao cũng như những người nhiễm HIV/AIDS hạn chế tiếp cận với các dịch vụ dự phòng, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị nhiễm HIV/AIDS.

Nỗ lực hướng tới không còn người nhiễm mới HIV

Trong thông điệp được gửi đi nhân Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon một lần nữa nhắc lại rằng: “Một trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ liên quan đến cuộc chiến chống HIV/AIDS là rất rõ ràng: xóa bỏ dịch bệnh và đảo ngược xu hướng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Nhờ có những nỗ lực, quyết tâm của các chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự, thành công là trong tầm tay”.

Nhân dịp này, nhà lãnh đạo cấp cao của Liên hợp quốc cũng nhấn mạnh: “Tôi kêu gọi tăng cường hơn nữa các nỗ lực để xóa bỏ kỳ thị và phân biệt đối xử, vốn là những nhân tố làm tăng nguy cơ trong phần dân số dễ bị tổn thương. (…) Mỗi người đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều có thể thực hiện các quyền cơ bản của họ để chăm sóc sức khỏe và tiếp cận các dịch vụ thiết yếu nhằm giúp họ thoát khỏi căn bệnh này”.

Ông Ban Ki-moon nêu rõ: Mục tiêu “không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS” là hoàn toàn có thể đạt được. Nhân Ngày Thế giới phòng, chống AIDS, chúng ta phải cùng cam kết làm sâu sắc hơn nữa các chiến thắng đáng khích lệ trong những năm vừa qua và để tăng cường hiệu quả của công tác phòng và chống HIV/AIDS trong những năm sắp tới./.

Theo Hải Lê

Báo điện tử Đảng cộng sản

 

Nhãn: ,

Xót thương bé bỏ rơi bị chân khoèo và nhiễm HIV

Xin chia sẽ với độc giả một hoàn cảnh khó khăn, xin giúp đỡ cho em bé đáng thương này. Xin cám ơn!

(Dân trí) – Không có được một hình hài “đẹp đẽ”, thêm vào đó em lại bị chính mẹ đẻ của mình bỏ lại tại bệnh viện lúc mới chào đời. Hiện tại cùng một lúc bị nghi ngờ nhiễm HIV, tật chân khoèo và viêm phổi – khiến sự sống của em thật mong manh

Em bé đáng thương đó có cái tên “Đào Văn Cam” sinh ngày 27/7/2012 tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Giang. Kể về cái tên này của em, y tá Nguyễn Thị Minh (Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang) cho biết “Khi cháu chào đời thì mẹ cháu bỏ lại luôn tại bệnh viện với lời nhắn muốn đặt tên con như vậy. Trong hồ sơ bệnh án chúng tôi tiếp nhận được có ghi thông tin gia đình : mẹ là Đào Thị Hạt, sinh năm 1976, bà ngoại là Bùi Thị Sửu quê ở Phi Mô – Lạng Giang. Cháu bé được sinh bằng phương pháp tự nhiên và các xét nghiệm của mẹ cháu cho biết chị bị nhiễm HIV”

 
Bị bỏ lại tại bệnh viện Bắc Giang, bé Cam có tật chân khoèo và đang nghi ngờ nhiễm HIV

Sau khi bị bỏ lại phía bệnh viện đã tìm cách liên hệ với gia đình nhưng không được nên đã chuyển vào trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên ở đây bé được chăm sóc, cho ăn cho uống, còn tiền để chữa tật chân khoèo thì hoàn toàn không có kinh phí. Trao đổi với ông Tá Quang Vĩnh (Giám đốc trung tâm bảo trợ tỉnh Bắc Giang) được biết : Các cháu bé ở trung tâm được chăm sóc ăn uống còn về tiền chữa bệnh thì chúng tôi không thể lo được. Hiện tại ở đây mỗi cháu cũng chỉ có suất là 20.000 đồng để mua thuốc hàng tháng. Vì thế nên việc điều trị cho bé Cam cũng là quá sức đối với trung tâm nơi em đang được nuôi dưỡng.

Không có mẹ chăm sóc cho bú mớm, lại mang tật và bị mắc bệnh viêm phổi nên em quấy khóc nhiều. Thương con đến đứt ruột, một số mẹ ở Hà Nội đã góp tiền giúp đưa Cam xuống bệnh viện Nhi TW để bó bột và nắn lại đôi bàn chân. Hiện tại cứ 1 lần/ tuần người của Trung tâm lại đưa em xuống Hà Nội, còn tiền viện phí chữa trị đành phải nhờ hết mọi người ở đây. Bác Mịn (người trực tiếp chăm sóc và đưa bé xuống Hà Nội) cho biết “Mỗi lần bế cháu xuống đây chữa chân, nghe nó khóc xót ruột lắm. Trộm vía cháu ngoan lắm, những lúc đau quá vì đôi chân mới khóc thét lên. Không ai cho bú mớm, cháu hoàn toàn phải ăn sữa ngoài của các mẹ cho, mỗi lần nhìn nó khát sữa trông tội nghiêp lắm”

 Không được mẹ cho bú mớm nên Cam “khát sữa” bú một mạch hết bình sữa mẹ Diệu Hà mang cho

Cũng một kiếp con người, có mặt trên cõi đời này mới hơn 1 tháng tuổi em đã phải trải qua 4 lần bó chân và đang phải sử dụng thuốc dành cho bệnh HIV. Hiện tại em chưa có một xét nghiệm chính xác nào cho biết bị nhiễm HIV bởi theo bác sĩ cho biết sau 3 tháng mới tiến hành lấy mẫu máu thử. Tuy nhiên dù có điều xấu nhất xảy ra đến với cậu bé tội nghiệp này thì những tháng ngày được sống vẫn là những ngày vui khi em nhận được tình yêu thương của mọi người.

Chị Diệu Hà (Hội viên hội cha mẹ Nhân Ái) không cầm được nước mắt mỗi khi gặp con tại bệnh viện Nhi TW: “Thằng bé trông tội quá, mỗi lần con xuống chị em trong hội lại vào pha sữa cho bú và tắm rửa cho con. Con ăn được và rất ngoan nên không quấy khóc. Mỗi lần bế ẵm trên tay là con lại thiêm thiếp ngủ rất ngon … thế mới biết con khao khát vòng tay người mẹ đến như thế nào”

Cùng tâm trạng với chị Hà, nhiều mẹ mỗi khi nghe con khóc thét trong phòng bó chân đều đau đớn như có ai xát muối vào trái tim mình. Đôi bàn chân khòng khèo quặn lại nên phải bó bột nẹp vào để nắn chỉnh nhưng sức thằng bé con mới hơn 1 tháng tuổi nó đau lắm nên cứ ngằn ngặt khóc. Thương con các mẹ ra sức dỗ nhưng nước mắt cũng giàn giụa ra hết. Với một đứa trẻ bình thường bị bỏ rơi đã rất tội nghiệp, đằng này Cam lại mang tật nên càng tội nghiệp hơn.

 
Cứ mỗi tuần 1 lần, bé Cam được đưa xuống bệnh viện Nhi TW để bó chỉnh lại đôi chân khoèo bằng số tiền gom góp được của một số mẹ tại Hà Nội

Ở Bệnh viện Nhi TW, nghe thấy tiếng em khóc thét vì sợ hãi trong phòng bó chân rồi lại ngủ ngoan trên tay các mẹ khi được dỗ dành, tôi cũng thấy thấy có điều gì nghèn nghẹn .Xung quanh các em bé khác được bố mẹ bế ẵm yêu thương, còn với em không một người thân thích. Em còn bé bỏng non nớt quá, nào có tội tình gì đâu khi có mặt trên cõi đời này mà gia đình nỡ vứt bỏ. Tôi chợt nghĩ căn bệnh thế kỉ và đôi chân khoèo ấy sẽ chẳng còn là gì nếu như em được yêu thương và che chở ?!…

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mọi thông tin của bé Cam, bạn đọc liên lạc qua số ĐT của ông Tá Quang Vĩnh (Giám đốc trung tâm bảo trợ tỉnh Bắc Giang)

ĐT: 0904744777

Hoặc chị Bích Thủy (Hội viên hội cha mẹ Nhân Ái khu vực tỉnh Bắc Giang) – 0912428494

2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK –  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

Vũ Ân

 

 

 

 

Chân dung “Đấng cứu thế”của bệnh nhân AIDS

Một bệnh nhân AIDS mệnh danh cho anh là “đấng cứu thế” của những bệnh nhân AIDS. Vì anh đã cứu anh ta và bao bệnh nhân khỏi cái chết lâm sàng, loại bỏ ý định tự tử ra khỏi đầu bao người, và đưa họ trở lại với cuộc sống. Cái tên này thể hiện sự kính trọng tấm lòng cao thượng, hy sinh vì tha nhâncủa anh. Và cả sự hàm ơn những tình cảm, nhữngcống hiến mà anh dành cho cộng đồng bệnh nhân AIDS…

Tính từ khi phát hiện ca bệnh AIDS đầu tiên đến nay, anh đã đưa được 10 bệnh nhân nặng về quê xa, hoạn dưỡng chăm sóc cho khoảng 50 bệnh nhân, và chạy đến các viện chăm lo cho hàng trăm người. Khi tôi hỏi tại sao anh lại chọn công việc rất khó khăn, nhạy cảm, thậm chí nguy hiểm, mà không có lương bổng gì cả. Anh cười hóm hĩnh: “Sao trên trái đất có 8 tỷ người mà họ lại kêu đúng tên tôi? Họ đã tin tôi, thì tôi phải lo cho họ thôi!”

Gần gũi, chăm sóc, không kỳ thị…

Đến thăm căn nhà nhỏ của anh ở số 54/3 khu phố Thạnh Hòa B, phường An Thạnh, thị xã Thuận An,vào giữa trưa, chúng tôi chỉ gặp một thanh niên ngoài 30, tên T. đang chăm chút, tỉ mẫn cho mấy con chim bìm bịp, chim phướng ăn cào cào. Người thanh niên nói là em của anh Chiêu. Nói chuyện một lúc, T. mới cởi mở tâm sự, T. đã đến ở cùng anh Chiêu được hơn 2 năm. Trước em nghiện hút, chích, rồi nhiễm HIV/AIDS. Anh Chiêu giúp T. cai nghiện. Nhưng khi anh đi xa, T.  tái nghiện. Anh về, đuổi T. đi, anh nói như đinh đóng cột: “Tao cứu mày, nhưng mày không muốn sống thì đi chết đi!”. Tuy hơn chục năm nghiện,nhiều năm mắc bệnh AIDS, bị cha mẹ. rồi cả vợ con từ bỏ, T. gần như đã rơi xuống đáy xã hội: trộm cắp, ở gò mả… Nhưng từ tận đáy lòng, T. vẫn biết, người thương T. nhất là anh Chiêu. Những ngày ở với gia đình anh là những ngày ấm áp nhất. Nên T. đã trở về nhà anh. Cai nghiện, rồi ngày ngày, T. xuống ruộng bắt cào cào về cho mấy con chim bìm bịp ăn để quên đi cơn khát thuốc. Nhìn vườn kiểng trước sân nhà anh Chiêu, T. dự tính điều trị bệnh cho khỏe, để có sức sửa lại vườn kiểng của anh Chiêu cho khang trang, xinh đẹp, và theo anh giúp những người chung cảnh ngộ với Tài, để trả ơn anh. Anh Chiêu không có bệnh mà còn thương bệnh nhân AIDS thế, thì mình càng phải thương họ hơn cả anh mới được.

Mãi đến hơn 12 giờ trưa, anh mới về tới. Anh vừa lo đưa một bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối đến Trung tâm Mai Hòa ở Củ Chi về. Chiếc xe Honda 81 cũ kỹ, nhưng tiếng máy nổ giòn. Chắc đây là con ngựa chiến đưa anh đến với những mảnh đời bất hạnh đây. Anh có dáng cao gầy, giọng nói cương liệt, quyết đoán, pha chút hóm hĩnh, hài hước. Chúng tôi thầm nghĩ, chắc nhờ vậy mà thuyết phục được bệnh nhân. Anh nói: “Cả xã hội, rồi người thân kỳ thị đối với họ, nên họ “kỳ thị” lại. Còn tôi, tôi tuyên bố thẳng với họ: Tôi có tất cả 54 kg thịt, tôi tặng cho các bạn hết!” Nói là làm. Anh đã chăm sóc, tắm rửa cho họ thiệt tình, hết mình,mà không cần một sự bảo vệ nào. Không găng tay, không khẩu trang.Trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mọi người. Anh giải thích, không phải anh liều mạng.Mà do tay anh không bị vết thương hở, nên anh không hề sợ lây bệnh.

…Cho họ một sự định tâm, trở về

Chúng tôi tò mò, anh đến với những mảnh đời bất hạnh từ bao giờ? Anh cho biết. Năm 1992, mẹ anh bệnh nặng, nhập viện và nằm ở khoa nhiễm. Khoa chuyên thu dung những bệnh nhân nặng và có tính lây nhiễm cao (lao và các bệnh về phổi…). Anh cảm cảnh những bệnh nhân không có người thân, hoặc bị người thân nhờm gớm, sợ bị lây bệnh, mà hắt hủi, bỏ rơi người bệnh. Và anh đã không ngại ngần giúp đỡ họ từ A đến Z. Từ việc đi mua cơm, đút bệnh nhân ăn uống, đến những việc ai cũng ngại làm, đàn ông lại càng ngán ngại, như tắm rửa, giặt quần áo, đến việc tiêu, tiểu, đổ bô cho bệnh nhân.

Đến năm 1993, Khoa Nhiễm BVĐK Bình Dương có ca bệnh AIDS đầu tiên. Không thể miêu tả hết sự hoảng loạn của gia đình bệnh nhân, và cả đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng. Trừ anh Chiêu, thấy mọi người càng kỳ thị, phân biệt đối xử với bệnh nhân này, anh càng tội nghiệp, và càng gần gũi, quan tâm bệnh nhân hơn. Rồi ngày càng có thêm nhiều bệnh nhân AIDS mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội lao, ghẻ lở…ngày càng có nhiều người cần sự giúp đỡ. Còn sống thì cần một bàn tay chăm sóc, đến lúc trút hơi thở cuối cùng thì cần một chiếc quan tài. Nghĩa cử cao đẹp của anh đã làm rung động trái tim cô hàng xóm hiền lành, chị Nguyễn Kim Tuyết, đang làm điều dưỡng ở khoa Nhiễm. Chị tâm sự: “Thấy anh Chiêu tốt bụng, tuy không họ hàng ruột thịt gì, mà thương yêu, chăm lo cho bệnh nhân bất hạnh, rất chu đáo, tôi thấy quý, rồi thương yêu anh. Tôi nghĩ người dưng mà anh thương như vậy, chắc làm vợ anh, anh còn thương nhiều dữ lắm…”. Đến năm 1997 họ cưới nhau. Và từ đó, anh có thêm một trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc bệnh nhân bất hạnh. Chị làm trong khoa nhiễm, nơi đầu sóng, ngọn gió của bệnh viện tỉnh, nên có ai cần giúp đỡ là chị nhắn anh chạy lên liền.

Từ năm 2002, anh Chiêu che thêm mái nhà, đặt một giường, và bắt đầu “lượm” người bệnh đưa về nhà hoạn dưỡng. Gọi là “lượm”, vì họ bị những người thân ruồng bỏ. Anh cho biết: “Ngay lúc bệnh nhân đang hoang mang tột độ, vì biết mình mắc căn bệnh thế kỷ, và càng buồn hơn khi gia đình bỏ bê, cộng đồng kỳ thị, tẩy chay. Mười người đều muốn tự tử đủ mười. Tôi đã mang họ về, cho họ một tình cảm, một sự hoạn dưỡng, một sự quan tâm chăm sóc, để họ định tâm lại, sốngchung với bệnh tật và sống có ích”.

Tiếng lành đồn xa, nhiều người từ mọi nơi, mọi miền đất nước tìm đến gặp anh, nhờ vả anh. Anh đã kê thêm 2 giường nữa. Cuối tháng 7 năm 2010, gia đình chị Trần thị Ngọc A. ở thành phố Hồ Chí Minh đã làm giấy tờ nhờ anh chăm sóc dùm chị A. Anh đã nhận chăm sóc cho chị A. suốt 2 tháng trời, ổn định CD4, rồi gia đình chị mang chị về Sài Gòn điều trị… Và mới đây, ngày 20 tháng 8 năm 2012, anh nghe tin báo ở Bình Đường, phường An Bình, thị xã Dĩ An, có trường hợp cần giúp đỡ, anh liền chạy qua. Nguyễn Thanh N. sinh năm 1981, 31 tuổi, mồ côi cha mẹ. Do nghiện hút, bị bệnh AIDS đã đến giai đoạn cuối. Bức xúc trước sự kỳ thị của họ hàng, N. quậy tung, rồi ra nghĩa địa, nằm chờ chết giữa 2 ngôi mộ. Khi anh Chiêu qua, N. đã viết thư nêu nguyện vọng được anh đưa về nhà chăm sóc, có xác nhận của công an địa phương. N. về nhà anh Chiêu 2 ngày, anh tắm rửa sạch sẽ, chăm sóc cơm nước, thuốc men. N. bình tâm lại, rồi anh đưa N. đến Trung tâm Mai Hòa, nơi chuyên chăm sóc, hoạn dưỡng bệnh nhân AIDS ở Củ Chi để N. nhận chế độ điều trị, chăm sóc tốt nhất.

Những gáo nước lạnh không dập tắt lửa nhiệt tình

Anh Chiêu đã tự nguyện làm một trạm trung chuyển, một bến bờ vui, đưa các bệnh nhân trở về với gia đình, hoặc đưa đi điều trị. Nhưng cũng có những người không hiểu anh. Khi đưa Nguyễn T., đang bệnh rất nặng về đoàn tụ với gia đình ở phường Phú Cát, thành phố Huế. Để thỏa mãn ước nguyện lớn nhất đời của T., anh Chiêu đã bán vội chiếc xe Honda, mượn tiền vợ thêm, hợp đồng xe cấp cứu 11 triệu đồng.Nhưng khi đến nơi, em của T. đã hỏi anh phũ phàng: “Anh tôi đi làm bao nhiêu năm, rồi tài sản anh ta đâu hết rồi?”

Còn trường hợp của Y., anh Chiêu tom góp tiền dành dụm được hơn 3 triệu, đưa Y. về đoàn tụ gia đình ở Nam Định. Nhưng đến nơi anh lại bị ba Y. mắng chửi: “Mày đưa con tao đi làm gì bao nhiêu năm, đến khi nó thân tàn ma dại, mày mới đưa nó về?”. Rồi ba Y. dùng gậy đánh anh gục ngã giữa sân. Chỉ khi công an đến, rồi Y. giải thích, ông ta mới thấu hiểu. Đến 3 ngày sau, anh Chiêu vẫn còn khạc ra máu tươi…

Những lúc “làm ơn, mắc oán”, chính chị Tuyết, vợ anh đã động viên cho anh “bình tâm”:“Tiền của để trong nhà, chỉ là để mình giữ dùm cho người khác. Chỉ khi mang tiền cho mọi người tiền mới con mãi…”. Khi chúng tôi hỏi, bao năm nay anh “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”, mà không làm ra tiền để chăm lo gia đình, chị có buồn không? Chị nói giản dị: “Làm phước để đức cho con là vui, là hạnh phúc nhất. Chứ có chồng mà làm có tiền nhiều, còn sợ sinh tật nhậu nhẹt, gái gú…”

Thay đổi định kiến bằng chân tình

Chính bằng tình thương, sự hoạn dưỡng chu đáo,anh Chiêu đã làm cho bệnh nhân AIDS bình tâm, trở về với với gia đình, với cuộc đời. Và cũng bằng chân tình của mình, anh đã làm thay đổi thành kiến của thân nhân người bệnh đối với con em họ nói riêng, và căn bệnh hiểm nghèo này nói chung. Bằng hành động thực tế của mình, anh làm cho họ phải suy nghĩ lại về sự ghẻ lạnh, vô trách nhiệm của mình đối với bệnh nhân AIDS. Đã rất khổ vì bệnh, lại còn cô độc. Anh Chiêu không ruột thịt còn thương con em mình vậy, huống chi mình ? Từ đó họ chăm sóc tốt cho con em mình hơn. Và cũng qua thực tế anh vẫn không bị lây bệnh dù hơn mười năm nay anh chăm sóc, tắm rửa cho người bệnh, mà không có một biện pháp bảo vệ nào. Khiến mọi người an tâm hơn khi thấy bệnh AIDS không dễ lây lan, không quá kinh khủng như họ từng nghĩ. Và quan trọng hơn tất cả, là bằng tấm chân tình,anh Chiêu đã thay đổi được định kiến của công đồng.Những người hàng xóm biết những bệnh nhân AIDS đến ở nhà anh Chiêu. Mới đầu họ còn kỳ thị, xa lánh. Nhưng khi thấy gia đình anh Chiêu sống chung với bệnh nhân AIDS lâu ngày, mà không ai bị làm sao. Dần dần họ thay đổi thái độ. Hiện họ rất quan tâm T.Khi gia đình anh Chiêu đi vắng cả, có món ăn món ngon, họ cũng cho T ăn. Thậm chí khi có tiệc tùng, giỗ quảy, họ còn mời T đến ngồi cùng bàn, mời T. uống vài lon bia.

Anh Chiêu nhìn sự quan tâm của mọi người đối với T mà rơi nước mắt. Anh vui và xúc động còn hơn mình được tôn trọng, yêu thương. Qủa đúng là sống ở trên đời, ai cũng có một tấm lòng. Họ chưa mở lòng ra, chỉ vì chưa ai đáng thức tình cảm đó. Và anh đã làm được việc đó.

Bảo Anh

 

 

 

 

Nhãn: ,